trích dẫn

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không ngoa ngoắt cũng (là) gài (gái) Đô Lương

28.1.12


Ngày con nước

Ngày con nước lưu truyền trong dân gian Việt được coi là một ngày xấu, trăm sự đều kỵ. nhất là sự việc sấy ra lại rơi vào giờ con nước xuống.

Loài người này nay không nghi ngờ gì hiệu ứng của các vết đen trên mặt trời đối với từ trường và khí hậu trái đất, hay sức hút của mặt trăng gây ra thủy triều và có ảnh hưởng tới mặt đất. Người Phương Đông, cụ thể là người Việt Nam ta đã từ lâu kết luận được sự ảnh hưởng của mặt trăng và chu kỳ con nước tới việc làm ăn và sinh sản thế nào qua lời ca dao:
"Phải ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con."
Hay trong câu sau cho thấy việc sinh sản của người bị kỳ trăng tác động sẽ như thế nào:
"Trai mùng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này."
Nghĩa là những cô gái chàng trai nào sinh vào ngày mùng một hoặc chính vào ngày rằm thì thường là ghê gớm, đáo để và khó nuôi !

Chúng tôi đã sưu tầm được bảng lịch “Ngày con nước” như sau:
Tháng 1+ 7 : ngày 5 - 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.

Nhận xét :
1- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
2- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy : cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
3- Các ngày đó toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Theo như bảng này thì ngày con nước trong một năm có 26 ngày.
Trong qúa trình sưu tầm tìm hiểu chúng tôi còn phát hiện một lịch “Ngày Con nước “ lưu truyền trong dân gian như sau:
Dị bản thứ nhất:- Tháng giêng + 7: 5 - 19
- Tháng hai + 8: 3 - 17
- Tháng ba + 9 (Tháng Thìn – Tuất): 12 - 27
- Tháng tư + 10:12 - 25
- Tháng năm + 11: 9 - 23
- Tháng sáu + 12: 7 – 21
(Lược trích từ Trang chủ xem ngày tốt, xấu).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét