Chép vào đây để khi cần đối với phần mộ anh Thắng sẽ liên hệ.
ĐT liên hệ tư vấn của Hội Hỗ trợ gia đình LS Việt Nam: 069552214; số 8 Nguyễn Tri Phương (Hà Nội).
*Trung tâm Marin: 1900571242; phòng 701, nhà 4B, KĐT Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội).
Mẹ Chip
trích dẫn
Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Dẫu không ngoa ngoắt cũng (là) gài (gái) Đô Lương
5.11.13
2.5.13
Nhớ Trường Sơn.
Ngày 14 tháng tư năm 2013 vừa qua, một đoàn nguyên là CBCS F472, binh đoàn 12, bộ đội Trường Sơn, (đơn vị mình) trở về thăm lại Trường Sơn nhưng vì nhiều lí do, mình đã không thể có mặt đi cùng đoàn. Nuối tiếc, buồn,vân vân và vân vân...
Cho đến hôm nay, vào facebook của anh Vy, thấy anh đăng lại bài thơ KHI CHIẾC CẦU Ở LẠI, mình chép về trang này để thỉnh thoảng đọc lại và nhớ về Trường Sơn, nhớ về Sư đoàn 472 của mình.
KHI CHIẾC CẦU Ở LẠI
Nguyễn Khải
(Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 99 (nay là lữ đoàn 99) thời kỳ 1978-19
Nguyễn Văn Vỵ
Nguyên cán bộ Tuyên huấn E99 và Ban Tuyên huấn Sư đoàn 472.
Điện thoại: 0914172643; Email: nguyenvanvy52@yahoo.com.vn
Địa chỉ: 8 Kiệt 38 Lê Thánh Tôn, TP Huế.
Cho đến hôm nay, vào facebook của anh Vy, thấy anh đăng lại bài thơ KHI CHIẾC CẦU Ở LẠI, mình chép về trang này để thỉnh thoảng đọc lại và nhớ về Trường Sơn, nhớ về Sư đoàn 472 của mình.
KHI CHIẾC CẦU Ở LẠI
Nguyễn Khải
(Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 99 (nay là lữ đoàn 99) thời kỳ 1978-19
Ngày mai đơn vị chuyển đi rồi
Cái sân trở thành yên lặn
Nhà con gái chỉ còn nền đất vắng
Dưới cầu con cá ngẩn ngơ bơi.
Gốc khế chua không bóng người ngồi
Khế nhớ ai, khế rơi xuống đất,
Mía đã vươn cây tháng này vào mật
Thân tím la đà như nhớ như mong.
Cầu bắc xong rồi, cầu ở lại với dòng sông
Ghi kỷ niệm những ngày gian khổ
Lũ tháng chín nước về móng ngập
Máy bơm gào khản tiếng suốt đêm mưa.
Bưng bát cơm nửa sắn nửa ngô
Có giọt mồ hôi rơi trong lòng bát
Tay xúc cát bàn tay phồng rát
Xe vữa lên cầu vữa lấm áo ai.
Xa mẹ một năm em biết cầm bay
Biết làm thợ xây, biết làm thợ xẻ
Biết tin yêu trong tình yêu đồng chí
Con mắm chia đều, đêm lạnh chung chăn.
Cũng có người muốn xa lánh Trường Sơn
Nhưng với em thì em nghĩ khác
Đất nước mình bao năm đánh giặc
Gian khó trăm bề có ngại chi đâu.
Cái khó hôm nay, là cái khó ban đầu
Em hiểu vậy nên quên đi mệt nhọc
Em hiểu vậy nên thấy mình hạnh phúc
Dẫu da có đen và tóc có thôi dài.
Em hiểu cầu như hiểu tấm lòng ai
Đêm trăng lên cầu thường hát đấy
Đôi bờ nắm tay nhau qua dòng song chảy
Có tiếng tâm tình giữa nước và trăng.
Anh mến yêu ơi có đến đây thăm
Qua cầu xin đừng ngả nón
Đừng vội mang cau trầu đến đón
Em đi làm cầu chứ chẳng về đâu.
Nguyễn Văn Vỵ
Nguyên cán bộ Tuyên huấn E99 và Ban Tuyên huấn Sư đoàn 472.
Điện thoại: 0914172643; Email: nguyenvanvy52@yahoo.com.vn
Địa chỉ: 8 Kiệt 38 Lê Thánh Tôn, TP Huế.
2.8.12
Ngạc nhiên chưa!
Hay! (Chứ không phải Hi! - Xin chào!) Lâu nay nó chặn blog, mình chả biết đường nào mà lần, vì có thông thạo vi tính đâu. Mà thấy cũng chẳng có chi cần phải viết. Mình cứ tưởng viết blog cũng là một dạng nhật ký để đời sau cho con cháu nó đọc. Ai dè nó chăn tùm lum, mình muốn vô đọc bài của mình cũng không được. Vậy là thôi, kệ! Hôm nay qua anhbasam, mình mới biết nó hết chặn rồi, ngạc nhiên chưa! Lại ngồi gõ chơi. Mà thôi, cặp mắt nó nhức mỏi vì mấy bài toán của Chíp rồi, phải nghỉ thôi.
28.1.12
Ngày con nước
Ngày con nước lưu truyền trong dân gian Việt được coi là một ngày xấu, trăm sự đều kỵ. nhất là sự việc sấy ra lại rơi vào giờ con nước xuống.Loài người này nay không nghi ngờ gì hiệu ứng của các vết đen trên mặt trời đối với từ trường và khí hậu trái đất, hay sức hút của mặt trăng gây ra thủy triều và có ảnh hưởng tới mặt đất. Người Phương Đông, cụ thể là người Việt Nam ta đã từ lâu kết luận được sự ảnh hưởng của mặt trăng và chu kỳ con nước tới việc làm ăn và sinh sản thế nào qua lời ca dao:
"Phải ai buôn bán trăm nghề
Phải ngày con nước đi về tay không
Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con."
Phải ngày con nước đi về tay không
Phải ai giao hợp vợ chồng
Phải ngày con nước khó lòng nuôi con."
Hay trong câu sau cho thấy việc sinh sản của người bị kỳ trăng tác động sẽ như thế nào:
"Trai mùng một, gái hôm rằm
Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này."
Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này."
Nghĩa là những cô gái chàng trai nào sinh vào ngày mùng một hoặc chính vào ngày rằm thì thường là ghê gớm, đáo để và khó nuôi !
Chúng tôi đã sưu tầm được bảng lịch “Ngày con nước” như sau:
Tháng 1+ 7 : ngày 5 - 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29.
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.
Nhận xét :
1- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
2- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy : cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
3- Các ngày đó toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Theo như bảng này thì ngày con nước trong một năm có 26 ngày.
Trong qúa trình sưu tầm tìm hiểu chúng tôi còn phát hiện một lịch “Ngày Con nước “ lưu truyền trong dân gian như sau:
1- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
2- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy : cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1 +6 = 7; 2 +6 = 8……
3- Các ngày đó toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3,5,7,9,11,13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Theo như bảng này thì ngày con nước trong một năm có 26 ngày.
Trong qúa trình sưu tầm tìm hiểu chúng tôi còn phát hiện một lịch “Ngày Con nước “ lưu truyền trong dân gian như sau:
Dị bản thứ nhất:- Tháng giêng + 7: 5 - 19
- Tháng hai + 8: 3 - 17
- Tháng ba + 9 (Tháng Thìn – Tuất): 12 - 27
- Tháng tư + 10:12 - 25
- Tháng năm + 11: 9 - 23
- Tháng sáu + 12: 7 – 21
- Tháng hai + 8: 3 - 17
- Tháng ba + 9 (Tháng Thìn – Tuất): 12 - 27
- Tháng tư + 10:12 - 25
- Tháng năm + 11: 9 - 23
- Tháng sáu + 12: 7 – 21
(Lược trích từ Trang chủ xem ngày tốt, xấu).
15.12.11
TRUYỆN CƯỜI...
-------------------------------------------------------------
Trong một trường mẫu giáo, thằng bé hỏi cô giáo: Cô ơi, con nít có bầu được không cô?
Cô giáo nói: Con nít không có bầu được con ạ!
Thằng bé quay sang con bé bên cạnh: Đó, cưng thấy chưa. Cứ lo lắng lung tung!
Cô giáo nói: Con nít không có bầu được con ạ!
Thằng bé quay sang con bé bên cạnh: Đó, cưng thấy chưa. Cứ lo lắng lung tung!
30.11.11
Đọc bài người ta, nhớ ra kỷ niệm.
Sáng nay đọc "Mần tình phải bất thình lình" của anh Cu Vinh, mình cười chảy nước mắt. Điêu ngoa đến thế là cùng. Ừ, nhọn thì có nhọn, thậm chí là nhọn hoắt đấy, nhưng làm gì đến nỗi "nó cà từng đường, rớm máu", đau oặt người...". Khiếp!
Mình lại nhớ đến ngày xưa, hay nói theo cách của các nhà văn là "kỷ niệm cũ lại ùa về"...
Năm đó, mình chả nhớ năm nào nữa, bom đạn bắn phá dữ quá, ác liệt quá, lớp học sinh như mình phải nghỉ học. "Dân cày đường nhựa" như mình không biết làm chi, mình cứ chạy sang nhà o Chắt Tùng, thợ may, xin đạp máy. Khi đạp thạo rồi, mình được o "giao" cho ngồi chần xu-chiêng (áo lót ngực, nghe nói đó là phiên âm từ tiếng Pháp). Bọ Vinh nói nó được lót một mảnh bạt bên trong, nhưng thực ra những cái lót bạt là hàng của "đại gia" đấy. Còn chủ yếu lót bằng bì tải, loại bì sợi gai, cùng với giẻ vụn và giấy. Thủ thuật của nhà may là trước hết viền xung quanh để không ai có thể thấy được lớp lót bên trong, rồi khi bán cứ quả quyết với khách hàng là nó được lót bằng vải bạt. Viền xong là đạp chần ngang,chần dọc theo kiểu ca-rô, càng dày càng tốt. Các chị đến mua là cứ nắn, nắn cái đỉnh nhọn của nó, thấy cái đỉnh nào cứng ngắc, không bị lõm xuống, được coi là hàng "thứ thiệt", ưng ý lắm lắm. Từ sáng sớm, O Chắt đi chợ, giao cả nhà cửa, hàng hóa, với ba đứa con cho mình. O không may cái gì khác ngoài xu - chiêng nên mình cứ thoải mái đạp. Có đợt, chú Liễu ốm tưởng chết, phải nằm viện, O Chắt tất tả chạy đi, chạy lại, vừa chăm sóc chú, vừa quán xuyến việc nhà. Đêm đến, mình xin cha, mẹ sang ngủ bên nhà O. Mỗi khi có máy bay, O bồng em Tuấn (sau này em bị mất vì bệnh), mình bồng thằng Hải, rồi đến lôi thằng Hồng xuống hầm. Mình cũng không hiểu tại sao khi đó mình lại làm được như vậy. Rồi một buổi chiều, ở bên nhà O Chắt về, minh tung tăng vừa đi vừa hát. Bỗng bàn tay mình khi huơ lên, chạm trúng cái góc bàn, đau điếng. Mình choáng váng, xây xẩm mặt mày, rồi đổ cái rầm. Cha, mẹ và anh Hà đang nặn bánh bèo (ở Huế gọi là bánh lọc) trong bếp nghe vậy, tưởng mình làm đổ cái gì. Mẹ hỏi vọng ra: "Chi rứa Long?" Không thấy mình trả lời, mẹ nói anh Hà: "Con ra coi hắn làm đổ cấy chi mà không dám nói rứa!" Anh Hà chạy ra, thấy mình nằm sóng xoài giữa nhà liền hét to: "Đẻ ơi, con Long hắn chết rồi!". Cha, mẹ chạy ra bồng mình lên rồi gào khóc, cứ như mình chết thật rồi. Một lúc sau, mình tỉnh dậy như không. Sáng hôm sau, mình được "đặc cách" cho ăn một bát phở gà. Khỏi nói mình sung sướng đến cỡ nào. Hồi đó, hễ thấy mẹ sờ trán minh rồi tỏ vẻ lo lắng là mình sướng rơn trong bụng, chỉ mong mẹ thốt lên một câu: "lại nóng rồi". Để rồi sáng mai, mình lại được mẹ cho ăn phở.
Sau bữa đó, O Tứ, vợ chú Thành, cũng là thợ may sang rỉ tai mẹ: "Bà đừng cho con Long hắn may nữa, vì ngồi tì ngực vô bàn máy là gây đau tim đó." Từ đó, mình không được may nữa. Cái nghề mình yêu thích chấm dứt từ đó, mặc dù mình mới chỉ tập tọng học may xu-chiêng, thứ mà mấy chục năm sau không ngờ lại được "phục dựng" bởi các nhà biên kịch và đạo diễn. Chỉ tiếc là đến nay, khi đọc bài viết của bọ Vinh mới biết là khi làm phim Ngã ba Đồng Lộc, các "nhà" ấy phải vất vả lắm mới có "đạo cụ" này cho diễn viên. Chứ nếu biết sớm thì biết đâu mình đã có được một hợp đồng mần ăn rồi. Mấy trăm cái chứ ít đâu! Hì hì...
Mình lại nhớ đến ngày xưa, hay nói theo cách của các nhà văn là "kỷ niệm cũ lại ùa về"...
Năm đó, mình chả nhớ năm nào nữa, bom đạn bắn phá dữ quá, ác liệt quá, lớp học sinh như mình phải nghỉ học. "Dân cày đường nhựa" như mình không biết làm chi, mình cứ chạy sang nhà o Chắt Tùng, thợ may, xin đạp máy. Khi đạp thạo rồi, mình được o "giao" cho ngồi chần xu-chiêng (áo lót ngực, nghe nói đó là phiên âm từ tiếng Pháp). Bọ Vinh nói nó được lót một mảnh bạt bên trong, nhưng thực ra những cái lót bạt là hàng của "đại gia" đấy. Còn chủ yếu lót bằng bì tải, loại bì sợi gai, cùng với giẻ vụn và giấy. Thủ thuật của nhà may là trước hết viền xung quanh để không ai có thể thấy được lớp lót bên trong, rồi khi bán cứ quả quyết với khách hàng là nó được lót bằng vải bạt. Viền xong là đạp chần ngang,chần dọc theo kiểu ca-rô, càng dày càng tốt. Các chị đến mua là cứ nắn, nắn cái đỉnh nhọn của nó, thấy cái đỉnh nào cứng ngắc, không bị lõm xuống, được coi là hàng "thứ thiệt", ưng ý lắm lắm. Từ sáng sớm, O Chắt đi chợ, giao cả nhà cửa, hàng hóa, với ba đứa con cho mình. O không may cái gì khác ngoài xu - chiêng nên mình cứ thoải mái đạp. Có đợt, chú Liễu ốm tưởng chết, phải nằm viện, O Chắt tất tả chạy đi, chạy lại, vừa chăm sóc chú, vừa quán xuyến việc nhà. Đêm đến, mình xin cha, mẹ sang ngủ bên nhà O. Mỗi khi có máy bay, O bồng em Tuấn (sau này em bị mất vì bệnh), mình bồng thằng Hải, rồi đến lôi thằng Hồng xuống hầm. Mình cũng không hiểu tại sao khi đó mình lại làm được như vậy. Rồi một buổi chiều, ở bên nhà O Chắt về, minh tung tăng vừa đi vừa hát. Bỗng bàn tay mình khi huơ lên, chạm trúng cái góc bàn, đau điếng. Mình choáng váng, xây xẩm mặt mày, rồi đổ cái rầm. Cha, mẹ và anh Hà đang nặn bánh bèo (ở Huế gọi là bánh lọc) trong bếp nghe vậy, tưởng mình làm đổ cái gì. Mẹ hỏi vọng ra: "Chi rứa Long?" Không thấy mình trả lời, mẹ nói anh Hà: "Con ra coi hắn làm đổ cấy chi mà không dám nói rứa!" Anh Hà chạy ra, thấy mình nằm sóng xoài giữa nhà liền hét to: "Đẻ ơi, con Long hắn chết rồi!". Cha, mẹ chạy ra bồng mình lên rồi gào khóc, cứ như mình chết thật rồi. Một lúc sau, mình tỉnh dậy như không. Sáng hôm sau, mình được "đặc cách" cho ăn một bát phở gà. Khỏi nói mình sung sướng đến cỡ nào. Hồi đó, hễ thấy mẹ sờ trán minh rồi tỏ vẻ lo lắng là mình sướng rơn trong bụng, chỉ mong mẹ thốt lên một câu: "lại nóng rồi". Để rồi sáng mai, mình lại được mẹ cho ăn phở.
Sau bữa đó, O Tứ, vợ chú Thành, cũng là thợ may sang rỉ tai mẹ: "Bà đừng cho con Long hắn may nữa, vì ngồi tì ngực vô bàn máy là gây đau tim đó." Từ đó, mình không được may nữa. Cái nghề mình yêu thích chấm dứt từ đó, mặc dù mình mới chỉ tập tọng học may xu-chiêng, thứ mà mấy chục năm sau không ngờ lại được "phục dựng" bởi các nhà biên kịch và đạo diễn. Chỉ tiếc là đến nay, khi đọc bài viết của bọ Vinh mới biết là khi làm phim Ngã ba Đồng Lộc, các "nhà" ấy phải vất vả lắm mới có "đạo cụ" này cho diễn viên. Chứ nếu biết sớm thì biết đâu mình đã có được một hợp đồng mần ăn rồi. Mấy trăm cái chứ ít đâu! Hì hì...
2.9.11
Vụn vặt ...III
Vụn vặt III
Chiến tranh ngày càng thêm khốc liệt. Dân Thị trấn nhà mình lại chạy vào Đông Sơn, ẩn nấp dưới những cái hầm khoét theo kiểu hàm ếch. Có lẽ lần đầu tiên tiếp xúc với kiểu chiến tranh bắn phá bằng máy bay cho nên người dân Thị trấn nghĩ rằng vào vùng nông thôn, mặc dù rất gần nhà để tránh bom đạn sẽ an toàn hơn. Nhưng thưc tế, chỗ mà dân mình vào tránh bom lại là nơi bị thả bom nhiều nhất, bởi ở đó gần với trân địa pháo cao xạ !!!. Hú vía, thằng Mỹ nó ném bom là nhằm vào các căn sứ quân sự, chứ giết người dân thường không thôi thì nó đâu có thèm! Thế mà dân mình lại cứ nghĩ thị trấn đông dân là mục tiêu của chúng nó. Khi dân mình trở lại nhà rồi thì ở đó mới bị hứng đủ các loại bom. Sau này nghe có người kể lại, anh Thành, có tên gọi là Thành Cáu thường vào đó, ngồi chồm hỗm trên quả bom nổ chậm để...ỉa cho bõ ghét!
Nhà mình như bao nhà khác, đào được một cái hầm Triều Tiên kiên cố. Có những đêm nghe tiếng máy bay, mẹ lay anh Hà dậy rồi quay sang bồng mình chạy ra hầm. Biết, nhưng mình cứ giả vờ ngủ say để được mẹ bồng. Xuống đến hầm rồi, không thấy anh Hà đâu, mẹ gọi Hà ơi thì nghe tiếng anh đang ở trên giường trong nhà, ngái ngủ: "Dạ...em đây...". Thế là mẹ lại tất tả chạy vào lôi anh xuống. Trong nhà mình, dưới gầm giường còn đào một cái hầm nữa. Một lần, có anh bộ đội từ chiến trường ra theo đường mòn Trường Sơn (Thị trấn quê mình nằm dọc Quốc lộ 7, đường đi lên cột mốc số 0) vào nhà mình nghỉ tạm. Nói thêm một chút về gia đình mình, nếu không vì nghĩa, vì tình, vì đạo đức vốn rất được mẹ coi trọng thì gia đình mình phải đòi hỏi chế độ "có công với cách mạng" rồi. Bởi trong những năm chiến tranh, nhà mình luôn luôn là nơi nhường bếp, nhường giường cho bộ đội trên đường hành quân vào Nam hay ra Bắc bằng "con đường mòn huyền thoại" của đất nước. Những đoàn xe quân sự nối dài, những đoàn bộ đội hành quân thường nấu ăn ở trong nhà. Đêm đó anh bộ đội ngủ chung với cha và anh Hà. Bỗng nhiên lúc mọi người đang ngủ say thì anh bật dậy, chân đạp cả cha cùng anh Hà lăn xuống hầm, miệng hô "xung phong". Cái xóm nhỏ bừng tỉnh giấc, người thì gậy gộc, đòn gánh, người thì dây thừng, dao đứng đón lõng "kẻ gian". Khi biết chuyện, ai nấy cười hể hả, vui vẻ. Anh bộ đội thì không nói được gì, chỉ ngượng ngùng xin lỗi. Sáng hôm sau anh từ biệt gia đinh mình để đi sớm. Cái khăn mặt màu cỏ úa anh bỏ quên, cha cứ xuýt xoa: "anh mớ (nói mê) quên cái khăn đây rồi, lấy chi mà lau nà?"
Chuyện về những năm tháng chiến tranh thì nhiều, nhiều lắm. Lạ nỗi là chuyên vui cũng rất nhiều, đặc biệt là về tình, nghĩa xóm giềng, kể cả sự lo lắng cho những người không quen biết. Có lẽ khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau như một lằn ranh thì mọi bon chen, ích kỷ không tồn tại để làm gì.
Nhà mình như bao nhà khác, đào được một cái hầm Triều Tiên kiên cố. Có những đêm nghe tiếng máy bay, mẹ lay anh Hà dậy rồi quay sang bồng mình chạy ra hầm. Biết, nhưng mình cứ giả vờ ngủ say để được mẹ bồng. Xuống đến hầm rồi, không thấy anh Hà đâu, mẹ gọi Hà ơi thì nghe tiếng anh đang ở trên giường trong nhà, ngái ngủ: "Dạ...em đây...". Thế là mẹ lại tất tả chạy vào lôi anh xuống. Trong nhà mình, dưới gầm giường còn đào một cái hầm nữa. Một lần, có anh bộ đội từ chiến trường ra theo đường mòn Trường Sơn (Thị trấn quê mình nằm dọc Quốc lộ 7, đường đi lên cột mốc số 0) vào nhà mình nghỉ tạm. Nói thêm một chút về gia đình mình, nếu không vì nghĩa, vì tình, vì đạo đức vốn rất được mẹ coi trọng thì gia đình mình phải đòi hỏi chế độ "có công với cách mạng" rồi. Bởi trong những năm chiến tranh, nhà mình luôn luôn là nơi nhường bếp, nhường giường cho bộ đội trên đường hành quân vào Nam hay ra Bắc bằng "con đường mòn huyền thoại" của đất nước. Những đoàn xe quân sự nối dài, những đoàn bộ đội hành quân thường nấu ăn ở trong nhà. Đêm đó anh bộ đội ngủ chung với cha và anh Hà. Bỗng nhiên lúc mọi người đang ngủ say thì anh bật dậy, chân đạp cả cha cùng anh Hà lăn xuống hầm, miệng hô "xung phong". Cái xóm nhỏ bừng tỉnh giấc, người thì gậy gộc, đòn gánh, người thì dây thừng, dao đứng đón lõng "kẻ gian". Khi biết chuyện, ai nấy cười hể hả, vui vẻ. Anh bộ đội thì không nói được gì, chỉ ngượng ngùng xin lỗi. Sáng hôm sau anh từ biệt gia đinh mình để đi sớm. Cái khăn mặt màu cỏ úa anh bỏ quên, cha cứ xuýt xoa: "anh mớ (nói mê) quên cái khăn đây rồi, lấy chi mà lau nà?"
Chuyện về những năm tháng chiến tranh thì nhiều, nhiều lắm. Lạ nỗi là chuyên vui cũng rất nhiều, đặc biệt là về tình, nghĩa xóm giềng, kể cả sự lo lắng cho những người không quen biết. Có lẽ khi sự sống và cái chết chỉ cách nhau như một lằn ranh thì mọi bon chen, ích kỷ không tồn tại để làm gì.
1.9.11
Vụn vặt ...II
Sáu tuổi, mình vào vỡ lòng. Chiến tranh nên trẻ em Thị trấn phải vào học cấp một ở Đông Sơn, một xã thuần nông. Cô giáo tên Mai, dáng dong dỏng cao, rất hiền (mà có lẽ cô, thầy nào thời đó cũng hiền cả). Cô hỏi tên từng học sinh. Đến lượt mình, rất nhanh nhảu, mình nói :
- -Thưa cô, em là Bùi Thị Minh Long ạ!
Sáng hôm sau, mình lại đến bên cô và nói:- -Thưa cô, em là Bùi Thị Hoài Liên chớ không phải là Long ạ!
Chả là trong sổ hộ khẩu gia đình, tên chính thức của mình là Liên, còn bí danh (nghe như hoạt động bí mật ấy nhỉ) là Long. Mình hỏi cha răng con có hai tên, cha đùa: đặt nhiều tên để đi ăn trộm cho họ khó tìm. Mình nghĩ, cái tên nó vận vào tính cách. Mình dùng tên theo khai sinh chứ không dùng theo sổ hộ khẩu, cái tên mà sau này vào bộ đội, anh Ngọc là người Hà Nội nói với mình : Con gái tên Long nghe mà tởm. Mình cũng không hiểu “tởm” trong trường hợp này là gì, chỉ biết mình cực nghịch ngợm so với các bạn gái. Lớp học vỡ lòng của mình nằm lọt thỏm giữa bốn bề lũy đắp. Cái mái tranh chạm vào bờ lũy. Có một lần do nghịch ngợm, mình trèo lên bàn, đinh leo lên bờ lũy chơi thì cô giáo trông thấy, quát một tiếng: Long! Thế là mình vội nhảy xuống, nằm gục đầu lên bàn và...xỉu. Hoảng hốt, cô kêu các bạn của mình về nhà kêu cha vào. Tội nghiệp, cha cuống cuồng lo lắng, cõng mình từ lớp học chạy về nhà, đặt mình nằm xuống giường vừa quạt, vừa nựng. Nhà mình cũng lạ, mình lớn lên bằng giòng sữa mẹ nhưng lại bằng tiếng ru của cha. Cha ru mình bằng những bài ca dao, để đến sau này, khi có cháu kêu bằng dì, rồi cháu kêu bằng o, rồi đến lượt con mình, mình đều ru bằng những bài ca dao ấy. Thậm chí cả mấy câu cha thường ru đùa trêu rmình:Con Long là con nhà ai?
Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều.
Ăn rồi Long ẻ vô niêu,
Lấy vung đậy lại đến chiều lại ăn.
Cũng là bài mà mình hay ru đùa trêu con mình, tất nhiên là phải thay tên rồi!Khi biết cảm nhận mọi sự việc thì mình thấy cha, mẹ mình đã già rồi. Cha tuy xuất thân từ nông thôn nhưng lớn lên lại đi làm ăn ở Vinh bằng nghề may. Tuy vậy ngực cha cũng còn vạm vỡ lắm. Tối tối mùa hè, cha quạt ru mình ngủ, mình thường sờ, vân vê hai cái núm vú của cha chứ tuyệt nhiên chưa bao giờ sờ "ti" mẹ.
30.8.11
Vụn vặt hoài niệm
Khá lâu rồi, kể từ ngày học đòi làm thơ viết về đại úy công an “Minh đạp”, mình tự dưng nổi hứng lang thang đi còm trên các trang khác chứ không viết ở trang của mình nữa. Hôm nay cái hứng của mình lại chuyển hướng bằng những ký ức vụn vặt từ thời mình bé tí ti cho tới lúc nào mình cũng chưa thể nói trước được, bởi đang phụ thuộc vào độ hứng. Cái tiêu đề mình phải đặt là "Vụn vặt hoài niệm" chứ không biết đặt cho nó tên gì vì sợ "đụng hàng" với "Ký ức vụn" của bọ Lập. Chán thế!
Lúc mới bảy, tám tháng tuổi người lạ rất khó tiếp xúc với mình. Vũ khí của mình đối với họ là chỉ khóc lên vài tiếng, thế rồi chân tay cứng đờ, môi, mặt tím ngắt, mát nhắm nghiền như đứa chết rồi. Vậy là khách hoảng hốt, cha mẹ mình cũng hoảng hốt, phải nựng nịu, xoa dịu, mình mới hồi tỉnh lại. Cũng chẳng biết vì sao lại như thế nữa, mới mấy tháng tuổi đã biết gì đâu! Có lần cậu Đông, em bác Cao từ Nam Đàn lên chơi, thấy cả nhà ngồi ăn cơm, mình thì đang bò trên giường. Cậu lại gần bế mình lên. Sau khi nhìn kỹ mặt cậu, mình khóc ré lên rồi ngất lịm. Mẹ mình vội vàng thả bát cơm xuống, xoa xoa lên đầu mình rồi hú ba hồn chín vía của mình về, thế là mình tỉnh như không. Mãi sau này khi đã chín, mười tuổi, mỗi lần lên chơi, cậu Đông lại nhắc chuyện đó, mình cười khoái chí lắm.
Lên năm, mình đã phải nghe ngóng,dò xét thái độ của người lớn khi nghe tin sự kiện Vịnh Bắc Bộ và kế hoạch sơ tán dân của chính quyền địa phương. Buổi sáng hôm ấy, gia đình mình chỉ có anh Sơn ở nhà “trực chiến”, còn nữa là phải sơ tán trong lèn, cách nhà độ ba, bốn cây số. Chẳng hiểu sao lúc đó mình thấy vui tưng bừng. Một đoàn người lũ lượt, những đứa trẻ được cha, mẹ cho ngồi vào thúng để gánh đi. Cỡ tuổi mình thì tung tăng hớn hở vì được đi xa nhà, sống tập thể cùng với gia đình bạn mà khi ở nhà muốn sang nhà chúng chơi là phải xin phép. Vào lèn được mấy ngày mình cũng không nhớ nữa. Lại lũ lượt, gồng gồng, gánh gánh trở về. Có lẽ dân Thị trấn phải về để bán buôn thôi. Cái chợ Lường thì không thể không có dân Thị trấn. He he...
23.7.11
HẮN.
Hắn - Kẻ làm cho bao người phẫn uất.
Hắn - Kẻ làm cho bao trái tim ứ nghẹn, hờn căm.
Hăn - Kẻ làm cho bao nụ cười tắt ngấm.
Hắn - Kẻ làm cho bao người phải ruột tím gan bầm.
Hắn - Kẻ vì bổng lộc mà trở thành thú dữ.
Hắn - Kẻ vì lợi danh mà mất hết lương tri.
Hắn - Kẻ đạp lên lòng kiêu hãnh Tiên Rồng.
Hắn - Kẻ đạp lên mồ mả cha ông.
Hắn - Kẻ đạp lên nền nếp gia phong.
Hắn - Kẻ có tên gọi sáng trong mà lòng lang dạ thú.
Hắn - Kẻ làm ô danh "người chiến sỹ Công an".
Hắn - Kẻ làm ô danh "người chiến sỹ Công an".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)